Uber đang hot chưa bao giờ từng được hot. Uber là thương hiệu được PR “chùa” một cách vĩ đại nhất từ trước đến giờ, có lẽ còn hơn cả iPhone vì iPhone thì được nói về mặt tích cực còn Uber thì đụng đến cả Bộ trưởng Đinh A# và toàn tiêu cực. Cái gì cũng có hai mặt của nó, mặt méo, mặt mó.
1. Vô duyên đáo tụng đình
Ông cha ta có câu “Vô duyên đáo tụng đình”, nghĩa là chẳng đặng đừng lắm mới phải vác nhau ra toà, nhất là ở Việt Nam: Chưa biết ai kiện ai, ai được ai mất nhưng đã bị hành hạ đủ thứ trên đời bởi những trát hầu toà. Từ cổ chí kim, chưa từng có business nào mà đi đến đâu lại bị chính quyền địa phương đập te tua đến thế. Tính đến nay, số thành phố mà Uber đặt chân tới hình như nhỏ hơn số bị cấm mỗi ngày.
Làm gì mà không được pháp luật thừa nhận và ủng hộ thì tương lai không mấy tươi sáng cho lắm.
2. Phó mặc thông tin thẻ tín dụng
Để sử dụng Uber, bạn phải nhập thông tin thẻ tín dụng của mình vào ứng dụng này và… phó mặc cho nó làm gì thì làm. Cụ thể, nó trừ bạn bao nhiêu tiền, vào lúc nào, ai sẽ dòm ngó được những thông tin đó. Chỉ có Travis (CEO Uber), đội ngũ kỹ thuật (của Uber) và…đội ngũ hacker biết thôi à.
Cả thế giới lẫn Việt Nam đã có không ít tình huống khiếu nại về các vụ xâm nhập thẻ tín dụng và ngay chính bản thân tôi cũng nhận được cảnh báo của HSBC về việc thẻ bị xâm phạm và buộc phải đổi thẻ mới.
Trong khi trong khoảng 2 tháng trước đó tôi không hề thực hiện giao dịch thanh toán online nào. Một lần, ra HSBC giao dịch tôi cũng chứng kiến cảnh một khách nữ trong bộ váy thướt tha đang la toáng lên vì vấn đề tương tự.
Nói có sách, mách có chứng, hacker Hong Phuc Nguyen đã chỉ ra những dòng lệnh bất thường trong mã nguồn Uber:
Nguồn ảnh: Hongthanh.info
3. Khách hàng không phải thượng đế
Uber không có đội ngũ chăm sóc khách hàng trong khi GrabTaxi và EasyTaxi có và làm tốt điều này. Ấn tượng nhất là GrabTaxi và đảm bảo ai đã từng xài dịch vụ của bạn này cũng sẽ hài lòng về quy trình và cách phục vụ của GrabTaxi, dù bạn có xe đón hay không, chưa kể những món quà họ tặng khách hàng tuần.
Trong khi đó, mỗi khi gặp phải sự cố gì đó với Uber, người dùng chỉ có nước tự xử lý, “sống chết mặc bây”. Bạn ấy cũng có email để nhận phản ánh nhưng gửi xong chắc cũng 2-3 tuần sau mới nhận được phản hồi. Thậm chí không phản hồi.
Hơn nữa, tài xế nhận khách là chẳng bao giờ gọi xác nhận với khách, cứ âm thầm chạy đến và khách phải tự canh để… đón tài xế. Thậm chí còn có những tình huống tài xế vừa nhận là gọi yêu cầu khách huỷ dùm vì “xe bể bánh”, sao bể bánh nhanh vậy, bể sao còn nhận, sao không tự huỷ mà kêu khách huỷ. Họ tự huỷ họ sẽ bị trừ điểm (dẫn tới trừ tiền thưởng) và họ chẳng qua là ở xa, lười chạy đi chứ chả phải bể bánh gì.
Ban đầu Uber tung ra vài chiếc Mercedes khoe mẽ nhưng giờ chỉ có Innova thôi.
4. Giá trên trời
Ai bảo Uber giá rẻ? Lầm to. Thứ nhất, bình quân mỗi chuyến đi nếu di chuyển bằng taxi là 50,000đ (có thống kê đàng hoàng nhé!). Đã là dân công nghệ và xài đến Uber thì không ai là không biết đến GrabTaxi đang giảm 15,000đ/chuyến cho hầu như tất cả các chuyến. Suy ra, với lộ trình 50,000đ nếu bạn đi bằng GrabTaxi thì chỉ còn 35,000đ, tương đương được giảm 30%.
Để đi hết 50,000đ, bạn sẽ trải qua lộ trình khoảng 3,5km. Cùng lộ trình này, Uber sẽ “nuốt” của bạn 5,000đ + (10,000đ x 3,5km) + (600đ x 15 phút) = 49,000đ. Rẻ hơn giá gốc của taxi chỉ 1,000đ, tương đương 2%.
Chưa hết, vào giờ cao điểm hay mưa gió, giá của Uber sẽ tăng ít nhất là gấp đôi, thành ra sẽ mất 98,000đ cho 3,5km.
Tôi mất 53k cho đoạn đường 1,49km mà đúng ra chỉ khoảng 20k cho taxi
Còn dám nói Uber rẻ? Hãy là người tiêu dùng thông thái và đừng “sanh chảnh không phải lối” mà bị dắt mũi không biết.
5. Giá trên…sao mộc
Trong thái dương hệ thì sao mộc cũng cách khá xa trái đất. “Giá trên trời” không có nghĩa lý gì với Uber cả đâu. Khi mà họ tiêu diệt hết taxi, làm trùm thị trường thì bạn sẽ dở khóc dở cười vì không còn taxi để mà đi trong khi giá Uber thì tăng 7-10 lần.
Không tin này, nhìn hình này nhé:
Nhìn kỹ nhé, tăng 7 lần giá thông thường. Cắt cổ!
Thêm một điều tồi tệ đến từ công ty chục tỉ đô này, cách đây vài ngày, dân tình rúng động vì quán café Lindt, thành phố Sydney của Úc bị khủng bố hệt như trong phim IRIS. Nhân “cơ hội” này, Uber tăng giá lên thành 100 USD/người. Bạn không đang đọc nhầm đâu, 100 USD/người chứ không phải 100 USD/chuyến đâu nha. Người ta thường nhân sự kiện khủng hoảng này để làm từ thiện, như Google chẳng hạn, ra sức tạo các giải pháp tìm người thất lạc trên Google Earth, đằng này lại trục lợi một cách đáng thất vọng!
Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tay-sung-kich-dong-sau-khi-5-con-tin-chay-thoat-3120459.html
Thôi, hết taxi thì ta đi GrabBike, cái này hơi bị hay nha!
6. Ngôi sao xấu của PR
Ngoài việc đi đâu cũng “được” báo chí rêu rao về sự phạm pháp, trốn thuế, kinh doanh không phép… Thì một lãnh đạo của Uber còn lên tiếng chi tiền tỉ để bới móc đời tư của nhà báo nữ Sarah Lacy của trang PandoDaily. “Ngôi sao” này là Emil Michael, phó chủ tịch Uber.
Ở Mỹ, Uber còn thuê người đặt xe của Lyft – đối thủ của họ – để đi những đoạn đường rất ngắn, để làm tắc nghẽn xe của Lyft. Chưa hết, những người được thuê này còn có nhiệm vụ là lôi kéo tài xế Lyft về với Uber.
Chưa hết, đêm giao thừa 2013, tài xế Syed Muzaffer của Uber tông chết một bé gái ở San Francisco nhưng hang này đã chối bỏ mọi trách nhiệm trong khi chính tài xế xác nhận là chuyến xe ấy là đón khách từ Uber. Luật sư bào chữa của Syed cho biết “Tôi lo ngại rằng Uber đang bỏ mặc thân chủ của tôi”. Có 17 tỉ đô để làm gì khi hành xử vô nhân đạo như vậy!
Tài xế Syed Muzaffar
7. Cẩu thả trong kiểm duyệt
Gần đây không ai là không biết việc một tài xế của Uber hiếp dâm một hành khách nữ khi người này ngủ gật trên đường về nhà. Điều tồi tệ là tài xế này đã từng có hành vi tương tự vào năm 2011.
“Ấn Độ không có quy trình kiểm tra nhân thân” và chỉ 130 USD lót tay là trắng án. Quá phẫn nộ!
Đây là chiếc xe đã xảy ra vụ hiếp dâm ở Ấn Độ. Còn ghê hơn xe dù ở VN
Chưa hết, còn rất nhiều vụ hiếp dâm, cưỡng bức khác từ tài xế Uber.
8. Trốn thuế
Thuế là nghĩa vụ của doanh nghiệp nộp cho nước sở tại để làm nguồn thu nhằm đầu tư cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế… Trong khi đó, doanh thu Uber có được từ người dùng là thông qua thẻ tín dụng thì làm sao Việt Nam thu được thuế? Chẳng khác gì người Việt Nam (và các nước khác) chỉ đang làm giàu cho Mỹ?
9. Ép buộc người dùng
Bạn không thể xoá tài khoản Uber. Không tin à, thử đi!
10. Có nên sử dụng dịch vụ nhiều tai tiếng như vậy?